Thiết kế bếp nhà hàng cần đảm bảo tính thẩm mỹ và tối ưu công năng sẽ giúp việc kinh doanh của nhà hàng bạn thành công hơn.
Cùng với khu vực ăn uống thì nhà bếp cũng là không gian nhà hàng cần phải đặc biệt quan tâm và chú trọng. Nhà bếp có đặc thù là nơi diễn ra nhiều việc, nhân viên phải đi qua đi lại nhiều lại chứa nhiều thiết bị lửa nóng sắc nhọn nên cần phải được thiết kế khoa học sao cho vừa tối ưu công năng, vừa có tính thẩm mỹ cao nhất. Bài viết sau đây là tiêu chuẩn thiết kế nhà bếp nhà hàng chất lượng cùng một số mẫu cho bạn tham khảo.
Nguyên tắc thiết kế bếp 1 chiều
Nhà bếp 1 chiều thuận tiện trong quá trình sử dụng
Thiết kế nhà bếp 1 chiều là kiểu thiết kế mà tất cả các bộ phận trong khu vực bếp đều tuân thủ theo 1 chiều nhất định. Mục đích để quá trình chế biến, vận hành diễn ra trong nhà bếp được phân định, phân chia rõ ràng. Đảm bảo quy trình trong nhà bếp diễn ra thuận tiện theo thứ tự: Nguyên liệu đầu vào, sơ chế, nấu nướng, chia đồ, phục vụ, dọn vệ sinh.
Thiết kế nhà bếp theo mô hình này không chỉ đảm bảo nguyên tắc 1 chiều giúp các bộ phận của nhà bếp không bị chồng chéo, lộn xộn mà còn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến.
>>Xem thêm: Top 49+ mẫu thiết kế nội thất nhà bếp đẹp giá tốt được yêu thích nhất
Tiêu chuẩn về diện tích khi thiết kế bếp nhà hàng
Tuân thủ nguyên tắc thiết kế nhà bếp khoa học tạo sự thuận tiện
Bếp là nơi nhân viên thường tập trung đông đúc nên cần phải thiết kế diện tích chuẩn để có thể mang tới sự thuận tiện nhất cho quá trình vận hành, chế biến đồ ăn cho khách. Một không gian nhà bếp có diện tích thiết kế chuẩn thì nhân viên bếp sẽ cảm thấy thoải mái cũng như có thể tập trung vào chế biến món ăn ngon và an toàn nhất. Thông thường khu vực bếp nên thiết kế theo tiêu chuẩn diện tích: 12m2, 15m2, 20m2 hoặc 25m2. Đây được xem là mẫu diện tích phòng bếp tiêu chuẩn được tính toán kỹ lưỡng dựa trên chiều cao trung bình của người nội trợ Việt Nam.
Ngoài ra, khoảng cách đi lại trong không gian nhà bếp chuẩn để thuận tiện nhất đó là:
- Đối với nhà hàng sang trọng: 0.7m2/ người.
- Đối với nhà hàng tầm trung: 0,5 - 0,6m2/ người.
- Đối với nhà hàng bình dân: 0,4 - 0,5m2/ người.
Thực tế để mà nói thì tiêu chuẩn diện tích khi thiết kế nhà bếp sẽ có sự biến đổi linh hoạt. Ở mỗi một kiểu thiết kế ngôi nhà khác nhau (kiểu biệt thự hiện đại, biệt thự cổ điển, biệt thự 1 trệt 1 lầu, biệt thự mang phong cách châu u,…) thì sẽ có cách bố trí diện tích bếp khác nhau bởi nó còn phụ thuộc vào diện tích tổng thể và kết cấu ngôi nhà.
Tiêu chuẩn về phân chia khu vực trong nhà bếp
Phân chia khu vực bếp khoa học giúp hạn chế tình trạng chồng chéo nhau
Việc phân chia khu vực trong nhà bếp là một việc vô cùng quan trọng để không gian bếp được khoa học, tối ưu hết công năng sử dụng. Thực tế, không phải nhà hàng nào cũng đủ nguồn lực để phân biệt không gian nhà bếp ra thành từng khu riêng biệt. Nhưng nếu có thể nên xây dựng và sắp xếp khoa học được càng nhiều khu vực càng tốt.
Kho lưu trữ các loại thực phẩm
Kho lưu trữ thực phẩm cần phải được tổ chức và sắp xếp khoa học theo một hệ thống đạt chuẩn để đảm bảo thực phẩm chế biến ngon và an toàn nhất. FIFO chính là nguyên tắc quản lý kho lưu trữ bắt buộc nhà hàng bạn phải tuân thủ nếu như hoạt động trong ngành dịch vụ ẩm thực. Điều này sẽ giúp hạn chế hàng hủy và đảm bảo tính an toàn, chất lượng của thực phẩm. Đối với thực phẩm đóng hộp đã mở được bảo quản trong kho lưu trữ cần phải ghi thông tin ngày chế biến hoặc mở hộp rõ ràng để tránh gây hư hỏng.
Tham khảo thêm nhà bếp hiện đại giúp mở nâng tầm không gian bếp
Thông thường, kho lưu trữ các loại thực phẩm cần phải đảm bảo được các quy định chung sau:
- Kho đảm bảo sạch sẽ, có đầy đủ ánh sáng tự nhiên, không bị côn trùng xâm nhập và cư trú.
- Tất cả kệ, giá bếp cần phải làm từ chất liệu cao cấp, có tuổi thọ cao. Kim loại không gỉ, nhựa hoặc nhựa tổng hợp laminate.
- Có thiết bị chuyên dụng giám sát, điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm; thiết bị chuyên dụng phải phù hợp, bảo đảm có thể theo dõi và kiểm soát.
- Các khu vực phân chia nhà bếp cần có đầy đủ thông tin: khu nhà vệ sinh, khu chế biến, khu bảo quản nguyên liệu.
Kho chứa các dụng cụ và thiết bị bếp nhà hàng
Bên cạnh kho lưu trữ các loại thực phẩm thì kho chứa dụng cụ và thiết bếp trong bếp nhà hàng cũng cần phải đảm bảo tiêu chuẩn. Kho chứa cần sạch sẽ, ngăn nắp và thoáng, cam kết không có côn trùng gây ảnh hưởng đến quá trình nấu đồ ăn. Ngoài ra, kho chứa các dụng cụ và thiết bị trong nhà bếp cũng phải khoa học, phân chia rõ các dụng cụ và thiết bị cần sử dụng. Đối với những dụng cụ và thiết bị hay sử dụng nhiều thì nên ưu tiên đắt ở ngoài để thuận tiện lấy.
Khu sơ chế thực phẩm
Khu sơ chế thực phẩm cần phải sạch sẽ, đảm bảo có đầy đủ nước để sơ chế thực phẩm được hiệu quả giúp món ăn trở nên ngon miệng hơn. Ngoài ra, khu sơ chế cũng phải trang bị đầy đủ các loại vật dụng cần thiết như: chậu rửa, giá để đồ, dao, thớt, thùng rác,… cùng với đó khu vực này cần được thiết kế sao cho thuận tiện và rộng rãi để giúp các đầu bếp, phụ bếp dễ dàng di chuyển, đi lại phục vụ cho quá trình sơ chế thức ăn được nhanh nhất.
Khu chế biến thực phẩm
Tiêu chuẩn tối thiểu nhất của khu chế biến thực phẩm đạt chuẩn đó là phải trang bị đầy đủ các dụng cụ và máy móc để phục vụ cho quá trình chế biến được diễn ra thuận tiện và nhanh chóng nhất. Bố trí và lắp đặt các thiết bị như: bếp nướng, bếp xào, bếp hầm,… thật khoa học. Ngoài ra, nhà bếp cũng phải rộng, có đủ diện tích và được bố trí, , thiết kế cũng không nên quá gần để tránh gây ra sự vướng víu cho đầu bếp và nơi đây cũng cần tránh tối đa sự tác động của khói bụi để tránh gây cảm giác khó chịu cho toàn bộ nhân viên trong khu vực
Khu phân phối ra thức ăn để phục vụ khách
Khu phân phối thức ăn là khu chứa đồ ăn chín để sau đó nhân viên mang ra cho khách hàng. Vì vậy, khu vực này cần phải được đảm bảo vệ sinh tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn và nên bố trí gần khu cửa ra vào. Đặc biệt khu vực này cũng phải rộng để đối với những nhà hàng lớn có số lượng khác nhiều thì vẫn đủ không gian chứa thức ăn chờ.
Khu rửa chén bát
Khu rửa chén bát hay nói cách khác là vệ sinh đồ dùng cần phải được trang bị đầy đủ chậu rửa bát, tủ bát sấy công nghiệp, giá thang inox nhiều tầng,… Như vậy thì bát đĩa và tất cả vật dụng đều được sạch sẽ, khô ráo và hợp vệ sinh.
Tiêu chuẩn về chất lượng của các vật dụng trong bếp
Bên cạnh tiêu chuẩn thiết kế không gian nhà bếp thì tiêu chuẩn về các vật dụng trong nhà bếp cũng cần phải được biệt được quan tâm. Bởi thực tế, nấu ăn là cả một quy trình bao gồm nhiều công đoạn trực tiếp và gián tiếp từ bảo quản thực phẩm cho đến sơ chế, dọn rửa, chế biến. Để đảm bảo được tính vệ sinh sạch sẽ trong bếp ăn nhà hàng thì khi chế biến cần lựa chọn các vật dụng, thiết bị nhà bếp inox với chất liệu phù hợp.
- Bảo quản thực phẩm thì sẽ cần dùng những thiết bị chống gỉ.
- Khu sơ chế đồ ăn băm, chặt hay nhào nặn,... thì dùng dụng cụ có chất liệu nhẵn, bóng, như đá, gỗ.
- Vệ sinh dụng cụ bát đĩa, xoong nồi thì nên sử dụng chậu rửa inox là tốt nhất, cần hạn chế lựa chọn các loại bám mỡ và gây nấm mốc,...
Tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm
Tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm là tiêu chuẩn bắt buộc mà bất cứ nhà hàng nào cũng cần phải đảm bảo. Đây không chỉ là tiêu chuẩn để nhà hàng được phép cấp quyền hoạt động mà còn là cơ sở để thu hút khách hàng, tăng doanh thu. Có thể nói, đây là một tiêu chuẩn vô cùng quan trọng. Để đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm thì các dụng cụ sử dụng trong quá trình chế biến đồ ăn cần phải sạch sẽ, được vệ sinh và khử trùng sạch ngay sau quá trình sử dụng.
Tiêu chuẩn về ánh sáng trong bếp nhà hàng
Khi thiết kế bếp khách sạn nhà hàng thì yếu tố cần phải đặc biệt quan tâm nhiều sau an toàn vệ sinh thực phẩm đó chính là ánh sáng. Nhà hàng nên có không gian thoáng và tận dụng được nguồn ánh sáng tự nhiên. Bên cạnh đó, cũng cần lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng phù hợp. Ánh sáng trắng được đánh giá là nguồn sáng lý tưởng nhất. Trong quá trình vận hành, áp lực của dao kéo, nước sôi có thể khiến chất lượng màu sắc món ăn thay đổi. Vì vậy, nếu không gian thiếu sáng thì sẽ rất dễ xảy ra nguy hiểm và việc chế biến món ăn cũng không đạt yêu cầu chất lượng.
Tiêu chuẩn về an toàn điện và cháy nổ
Bếp nhà hàng sử dụng rất nhiều các loại máy móc, thiết bị nên cần phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn về điện, phòng chống cháy nổ. Lắp đặt đường điện khoa học, có lớp bảo vệ bên ngoài. Sắp xếp vật dụng, hàng hóa, vật liệu dễ cháy ngăn nắp, gọn gàng, cách xa nơi phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệt (như: tủ điện, ổ cắm điện…) tối thiểu 0,5m. Trong nhà bếp tuyệt đối không được tích trữ xăng, dầu, khí đốt, chất lỏng dễ cháy. Khi không sử dụng đến bếp ga thì cần phải tắt và vặn van ga lại. Ngoài ra cũng phải thường xuyên lau chùi sạch sẽ khu vực bếp.
Tiêu chuẩn về hệ thống thoát nước, hút mùi và thông gió
Để đảm bảo an toàn cũng như xử lý kịp thời trường hợp cháy nổ trong nhà hàng có xảy ra thì việc bố trí – lắp đặt hệ thống thoát nước là điều mà các chủ nhà hàng cần phải đặc biệt lưu ý. Trong quá trình nấu nướng, nhiệt lượng sản sinh ra rất là nhiều cộng với mùi thức ăn sẽ khiến không gian bếp trở nên vô cùng khó chịu. Để giải quyết tình trạng này thì bếp nhà hàng cần phải trang bị hệ thống thông gió và hút mùi. Khi lựa chọn các loại máy hút khói, khử mùi phải đảm bảo phù hợp với không gian bếp để không gây tốn kém và mang lại hiệu quả tốt nhất.
20+ Mẫu thiết kế bếp nhà hàng đa dạng, mới nhất
Dưới đây là một số mẫu thiết kế nhà bếp đa dạng và mới nhất năm 2022 cho bạn tham khảo.
Mẫu thiết kế bếp nhà hàng nhỏ
Mẫu nhà bếp tone xám sang trọng, thời thượng
Mẫu thiết kế nhà bếp này có tone đen sang trọng, mang tới một không gian nhà bếp rất hiện đại và thời thượng. Các vật dụng sử dụng trong nhà bếp được sắp xếp khoa học, không quá cầu kỳ nhưng vẫn đáp ứng được một cách tốt nhất nhu cầu sử dụng trong nhà bếp. Đối với nhà hàng nhỏ thì bạn nên ưu tiên lựa chọn những mẫu thiết kế nhỏ nhưng đa dạng và tối ưu công năng sử dụng. Như vậy thì phòng bếp trông sẽ rộng rãi và thoáng, quá trình di chuyển của nhân viên bếp và nhân viên phục vụ được dễ dàng hơn.
Không gian bếp với ánh sáng vàng ấm áp
Nhà bếp nhỏ thường rất chú trọng trong thiết kế làm sao để vừa cân đối, tối ưu công năng sử dụng vừa có tính thẩm mỹ cao. Đối với mẫu này thì bếp sẽ được thiết kế theo dạng bếp 1 chiều, bàn đảo bếp tích hợp bàn ăn và bàn quầy bar. Ánh sáng vàng kết hợp với mặt đá cùng kệ gỗ và trang trí cây xanh tạo nên một không gian bếp nhà hàng vô cùng ấm áp và sang trọng. Điểm nhấn đặc biệt trong không gian thiết kế bếp nhà hàng này đó chính là kệ rượu. Kiểu thiết kế này giúp bếp không chỉ là bếp mà còn như một quầy bàn bar lý tưởng.
Kiểu thiết kế nhà bếp không gian rộng và thoáng
Mẫu thiết kế nhà bếp nhà hàng này không tách riêng khu vực bếp với khu vực khách ngồi mà có không gian mở gần nhau và không bị che chắn bởi bất kì một vật cản nào cả. Nhà bếp này gần giống như nhà bếp gia đình bởi không gian tương đối bé, thiết kế bàn đảo bếp có chỗ ngồi tăng tính tiện dụng và sự tiện nghi trong quá trình sử dụng. Đồng thời, tăng tính thẩm mỹ cho không gian nhà bếp.
Mẫu thiết kế cho bếp có diện tích vừa và lớn
Mẫu nhà bếp có diện tích vừa và lớn
Diện tích nhà bếp nhà hàng lớn có thể giúp phân chia từng khu vực bếp trong nhà hàng được rõ ràng, tạo sự thuận tiện trong quá trình chế biến và sự nhanh chóng trong quá trình phục vụ. Ở mẫu thiết kế nhà bếp này thì khu vực bếp thiết kế nội thất kiểu chữ L, bên trên có các kệ hở vừa để trang trí vừa để chứa đồ đạc. Bếp không gian mở với chỗ ngồi ăn tạo cảm giác gần gũi, ấm cúng như đang thưởng thức bữa ăn ở trong gia đình vậy.
Không gian nhà bếp mang đậm phong cách hoàng gia
Kiểu không gian bếp hoàng gia này hay dành cho những nhà hàng lớn và có phòng bếp chuyên biệt và cũng là phòng bếp đặt riêng trong không gian chỗ ngồi riêng này. Có thể nói, đây là một không gian bếp vô cùng quý tộc, nó mang tới vẻ hiện đại, sang trọng đậm nhất châu u. Hệ thống đèn chùm cùng view đẹp và ánh sáng tự nhiên biến căn bếp trở nên đẹp và sang trọng, đẳng cấp hơn bao giờ hết.
Nhà bếp mang hơi hướng cổ điển truyền thống lạ mắt
Kiểu thiết kế nhà bếp này mang hơi hướng khá cổ điển, điểm nhấn đặc biệt của không gian bếp này đó chính là ở thiết kế đèn chùm. Đèn chùm thiết kế với nhiều kiểu dáng khác nhau tạo nên sự độc đáo và ấn tượng chưa từng có trong các mẫu thiết kế phòng bếp khác. Tone màu nâu trầm kết hợp kiểu ghế gỗ đơn giản, mang hơi hướng cổ điển làm tăng thêm sức hút và vẻ đẹp lạ mắt trong không gian. Nếu bạn yêu thích một phòng bếp cổ kính, mang hơi hướng cổ điển truyền thống, đậm nét văn hóa dân tộc thì đây chính là không gian nhà bếp lý tưởng bạn nên tham khảo.
Trên đây là những thông tin về tiêu chuẩn thiết kế bếp nhà hàng cùng một số mẫu thiết kế nhà bếp đẹp. Các bạn hãy tham khảo để có thêm cho mình những lựa chọn nhé. Mọi thông tin băn khoăn nào khác cần hỗ trợ và giải đáp, vui lòng liên hệ đến chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất.
Xem thêm: Tổng hợp các mẫu nhà bếp cấp 4 đẹp nổi bật nhất