Tổng hợp mẫu không gian nhà bếp nhỏ đẹp phù hợp với không gian bếp đơn giản tặng tính thẩm mỹ, khoa học, ấn tượng nhất.
Thiết kế không gian bếp nhỏ đòi hỏi người dùng phải đảm bảo được các yếu tố như tính thẩm mỹ, rộng rãi và công năng sử dụng. Nếu đạt được cả 3 tiêu chuẩn này, căn bếp nhỏ sẽ trở thành nơi khơi nguồn cảm hứng sáng tạo khi nấu nướng, đồng thời vun đắp tình cảm gia đình.
Kinh nghiệm thiết kế phòng bếp có không gian nhỏ
Để sở hữu một không gian bếp nhỏ đẹp, bạn cần nắm được một số kinh nghiệm thiết kế dưới đây:
Bố trí đồ đạc hợp lý
Với một diện tích nhỏ hẹp, việc bố trí đồ đạc ngăn nắp, có khoa học là vô cùng khoa học. Chúng sẽ giúp bạn tiết kiệm không gian hơn rất nhiều. Đồng thời, việc sắp xếp đồ dùng có trật tự, đúng vị trí sẽ giúp bạn tìm kiếm dễ dàng hơn trong quá trình nấu nướng, sinh hoạt.
Bạn nên chọn tủ bếp kiểu chữ I hoặc L với hoạ tiết đơn giản và bố trí chúng ở vị trí sát tường để tiết kiệm không gian. Các dụng cụ nấu bếp cần được sắp xếp, phân loại sao cho phù hợp. Ví dụ như bát đĩa, cốc chén được úp trên giá tủ bếp, xoong chảo được treo tường nhà bằng móc dán tiện lợi. Tận dụng các ngăn kéo, hộc tủ bếp để chứa các chai lọ đựng muối, hạt nêm, dầu ăn,...Bố trí kệ góc để lưu trữ một số vật dụng cần thiết, hạn chế tối đa góc chết.
Thông thường, trung tâm phòng bếp sẽ là bộ bàn ghế gỗ nhỏ có kích thước vừa đủ với nhu cầu sử dụng của gia đình. Ngoài ra, nếu gia đình có thiết kế bàn đảo bếp thì có thể tận dụng khu vực này thành bàn ăn.
Tận dụng tối đa không gian bếp nhỏ
Việc tận dụng tối đa không gian bếp nhỏ sẽ là giải pháp giúp bạn tiết kiệm không gian hiệu quả. Hãy lựa chọn tủ bếp kịch trần để tận dụng chiều cao của không gian nhằm tăng diện tích lưu trữ. Nhiều ngôi nhà có trần thấp còn loại bỏ luôn phần tủ bếp bằng kệ mở bằng gỗ giúp giảm thiểu cảm giác cồng kềnh và tăng tiện lợi để lấy đồ dùng dễ dàng hơn.
Ngoài ra, hãy tận dụng những khoảng không gian trống như khu vực trước cửa sổ, khoảng tường trống để lắp đặt giá treo đồ hoặc bàn treo tường. Tại đây, bạn có thể sử dụng chúng như một chiếc bàn ăn nhỏ trong bếp, khi không cần dùng tới có thể gấp gọn để tối ưu không gian bếp của mình.
Màu sắc phù hợp với không gian
Màu sắc tươi sáng sẽ giúp không gian bếp nhỏ như mở rộng gấp đôi. Vì vậy, hãy ưu tiên những món đồ nội thất màu sáng như: kem, be, trắng, pastel,...để không những mang lại cảm giác rộng rãi mà còn mang tới một không gian bếp tinh tế, nhã nhặn.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng quá nhiều màu sắc sáng sẽ tạo cảm giác không gian trống trơn, lạnh lẽo. Cần phối hợp thêm màu sắc của nội thất và ánh sáng đèn sao cho phù hợp để tạo cảm giác ấm cúng và kích thích thị giác người nhìn.
Thiết kế mẫu phù hợp với cấu trúc của ngôi nhà
Hiện nay, có khá nhiều mẫu thiết kế phòng bếp đẹp cho không gian hẹp cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ngôi nhà nào cũng phù hợp với cách thiết kế đó. Tùy vào cấu trúc và hình dáng ngôi nhà để có cách bố trí, sắp xếp sao cho phù hợp. Vì vậy, bạn cần tính toán kỹ lưỡng và trao đổi trực tiếp với kiến trúc sư để có phương án phù hợp nhất.
Những ý tưởng thiết kế không gian bếp nhỏ hẹp khiến bạn bất ngờ
Kiểu không gian mở
Thiết kế nhà bếp theo phong cách mở được khá nhiều gia đình lựa chọn, đặc biệt là khi gian bếp có diện tích chật hẹp. Hãy loại bỏ đi những bức tường thô cứng tạo cảm giác chật chội, không thể gắn kết được các thành viên trong gia đình. Với sự thiết kế liền kề giữa phòng khách và phòng bếp sẽ mang đến không gian rộng rãi, thoáng đãng mà vẫn đảm bảo chức năng của từng khu vực.
Nội thất thông minh, đa năng
Sử dụng nội thất thông minh chính là sự lựa chọn sáng suốt cho một không gian bếp nhỏ nhưng vẫn đảm bảo tiện nghi, hiện đại. Đồng thời, với nội thất thông minh giúp cho quá trình nấu nướng trở nên thuận tiện và nhanh gọn hơn. Những chiếc tủ bếp có nhiều ngăn kéo với ray trượt sẽ là không gian tuyệt vời để tận dụng không gian hiệu quả.
Ngoài ra, một chiếc bàn ăn gấp thông minh sẽ là “cứu tinh” mỗi khi nhà có khách. Sau đó, gia chủ có thể gấp gọn vào để tiết kiệm không gian khi không cần dùng tới.
Một số phụ kiện nhà bếp bạn có thể cân nhắc sử dụng cho không gian bếp đơn giản như:
-
Giá để bát đĩa nâng hạ tủ bếp trên
-
Giá xoong nồi bát đĩa cho tủ bếp dưới
-
Giá treo tủ bếp
-
Phụ kiện góc tủ bếp
-
Thùng đựng rác âm tủ
Bố trí bếp gần cửa sổ
Một khung cửa sổ lớn được thiết kế gần khu vực bếp nấu sẽ mang đến ánh sáng đầy đủ nhất cho không gian. Không những mở rộng không gian bếp nhỏ mà còn mang giúp loại bỏ tình trạng ám mùi khi nấu nướng.
Tủ bếp chữ U
Với tủ bếp chữ U, bạn có thể phân chia dễ dàng với 2 cạnh là khu vực bồn rửa, bếp nấu, tủ lạnh, lò vi sóng,...Cạnh còn lại, bạn có thể thiết kế thành bàn ăn nhỏ. Cách làm này giúp bạn loại bỏ đi những chiếc bàn ăn cồng kềnh, tối giản không gian mà vẫn đảm bảo tiện nghi cần thiết.
Hệ thống đèn chiếu sáng đầy đủ
Bên cạnh yếu tố ánh sáng tự nhiên, việc bố trí thêm hệ thống đèn điện đầy đủ và phân bổ ở khu vực trên bàn ăn, gần tủ bếp vừa có tác dụng trang trí, vừa tạo hiệu ứng thị giác giúp không gian bếp đẹp nhỏ trở nên rộng hơn. Đồng thời, hỗ trợ quá trình nấu nướng, dọn dẹp trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Tổng hợp các mẫu thiết kế không gian nhà bếp nhỏ
Sau đây là một số mẫu thiết kế không gian nhà bếp nhỏ đẹp mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn:
Mẫu nhà bếp chữ I không gian mở
Kiểu nhà bếp chữ I được nhiều gia chủ lựa chọn bởi chúng rất phù hợp với không gian hạn chế về chiều rộng nhưng thoải mái về chiều dài. Việc nấu nướng cũng trở nên đơn giản và thuận tiện hơn nhờ việc bố trí bếp nấu, tủ lạnh, bồn rửa trên cùng một đường thẳng. Những vách ngăn thô cứng được loại bỏ và cửa sổ lớn mang tới một không gian mở thoáng sáng và hài hòa nhất.
Nhà bếp cho không gian nhỏ kiểu chữ U
Nếu bạn không thích kiểu bếp chữ I, hãy cân nhắc lựa chọn kiểu chữ U. Kiểu tủ bếp này cũng tạo cho không gian cảm giác rộng rãi nhờ giảm thiểu tối đa góc chết. Theo đó, bạn có thể biến 1 cạnh thừa của tủ bếp thành bàn ăn nhỏ hoặc phục vụ cho mục đích sinh hoạt của mình. Từ đó, giúp tiết kiệm diện tích tối đa, giảm thiểu bớt đồ đạc cồng kềnh, không cần thiết.
Không gian bếp đẹp đơn giản theo phong cách hiện đại
Phong cách thiết kế hiện đại được xem là “bí quyết” giúp bạn biến không gian bếp nhỏ trở nên đẹp, thoáng sáng và rộng rãi hơn. Bởi lẽ, phong cách này sẽ loại bỏ đi hết những họa tiết rườm rà của nội thất, chỉ tập trung vào công năng sử dụng. Không chỉ vậy, màu sắc tươi sáng được chú trọng sử dụng như màu trắng, xám, be hoặc những tông màu pastel giúp căn bếp như được tăng gấp đôi diện tích.
Phòng bếp nhỏ sang trọng với phong cách tân cổ điển
Nếu bạn yêu thích vẻ đẹp sang trọng nhưng không thích sự rườm rà quá mức của phong cách cổ điển thì hãy tham khảo mẫu nhà bếp dưới đây. Chính những họa tiết tỉ mỉ, hoa văn uốn lượn đã được loại bỏ sẽ giúp căn bếp nhỏ không bị cảm giác chật chội, rườm rà.
Căn bếp nhỏ đẹp nhờ sử dụng kệ mở
Một ý tưởng làm mới cho căn bếp nhỏ trở nên đẹp và ấn tượng hơn đó là loại bỏ tủ bếp và thay vào đó là kệ mở. Chúng thường là những thanh gỗ hoặc kim loại đặt song song với nhau thành một tổ hợp thống nhất để lưu trữ hoặc treo đồ vật.
Kệ bếp mở không chỉ mang đến sự tối giản cho không gian bếp nhỏ mà còn giúp bạn tìm kiếm đồ dùng dễ dàng, có thể biến đổi linh hoạt thành giá sách, móc treo đồ,...Xung quanh được trang trí thêm bình hoa nhỏ, chậu cây xanh, tranh đóng khung sẽ tạo hứng thú cho thị giác.
Trang trí nhà bếp nhỏ đẹp với cây xanh
Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn trang trí căn bếp nhỏ của mình bằng những chậu cây nhỏ xinh. Không gian sẽ trở nên gần gũi và bầu không khí được thanh lọc hiệu quả hơn rất nhiều nhờ sở hữu hệ sinh thái xanh trong nhà.
Bạn có thể bố trí đặt cây trên bậu cửa sổ, bàn ăn hoặc tại các giá treo trên những khoảng tường trống. Chú ý lựa chọn những loại cây phong thủy phù hợp với tuổi và mệnh của gia chủ để thu hút tài lộc, may mắn hơn cho gia đình.
Thiết kế bếp nấu gần khu vực cửa sổ
Việc bố trí bếp gần cửa sổ giúp tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên hiệu quả và giảm bớt ám mùi trong quá trình nấu nướng. Như vậy, căn bếp nhỏ của bạn sẽ trở nên sáng sủa và rộng rãi hơn rất nhiều. Một vài món nội thất nhỏ như lọ hoa, đèn treo tường mạ vàng, thớt gỗ,...cũng đủ tạo cho căn bếp trở nên đẹp và ấn tượng hơn.
Thiết kế bếp nhỏ đẹp dưới gầm cầu thang
Với những căn nhà phố có phần mặt tiền hẹp nên sẽ rất khó khăn cho việc bố trí tầng trệt có cả phòng khách và phòng bếp. Một giải pháp cho bạn đó là thiết kế bếp dưới gầm cầu thang. Tuy nhiên, bạn cần tính toán kích thước nội thất sao cho phù hợp và hài hòa nhất với khoảng trống dưới cầu thang. Ngoài ra, yếu tố phong thủy cũng cần được xem xét, tránh đặt tại hướng hoặc vị trí xung khắc với gia chủ.
Tủ bếp nên có chất liệu gỗ chống ẩm tốt, không bị cong vênh. Ví dụ như gỗ công nghiệp lõi chống ẩm hay gỗ tự nhiên quý hiếm như gỗ óc chó, gỗ căm xe, gỗ gõ đỏ.
Trên đây là các mẫu thiết kế không gian bếp nhỏ đẹp cho bạn lựa chọn. Hãy truy cập website của Kitchen Insight để khám phá thêm nhiều mẫu nhà bếp khác trong bộ sưu tập của chúng tôi.