"Mục tiêu của thiết kế là tạo ra sự “Tổng hòa”giữa ba yếu tố: Sự tổng hòa giữa nhà ở truyền thống người Tày–nhà ở trong bối cảnh hiện đại, giữa cấu trúc không gian cũ-cấu trúc không gian mới.
Hình thái kiến trúc được dựa trên nhà sàn truyền thống người Tày, với hệ cột chống cao hơn 1,8m so với mặt đất giúp chống ẩm, thông thoáng, tránh côn trùng. Khoảng hiên, hệ mái, cũng được dựa theo cấu trúc của nhà sàn truyền thống.
Cấu trúc vật lý của ngôi nhà được tổ chức thành các không gian liên tục, phòng khách, phòng bếp và phòng thờ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Bếp lửa được bố trí tại trung tâm của ngôi nhà, không gian chức năng bếp mới phù hợp với gia chủ được bố trí kết hợp với bàn đảo sập ăn kết nối với bếp lửa tạo sự gắn kết mà vẫn đảm bảo những nguyên tắc truyền thống. Với cách tổ chức các không gian liên tục, gia đình có thể linh hoạt, mở rộng thành một không gian lớn phục vụ những ngày lễ trong năm của dân tộc Tày khi cần thiết.
Dựa trên cấu trúc vật lý liên tục, linh hoạt, khuyến khích hoạt động đa dạng của các thành viên giúp tạo ra các ranh giới không gian khác nhau. Vì thế mà hình dạng không gian thay đổi, thúc đẩy sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Như vậy, chính hoạt động của các thành viên tạo ra một cấu trúc cư ngụ, mang tính văn hóa.
Sự tổng hòa giữa văn hóa, lối sống bản địa–xu hướng hiện đại
Dựa trên nét đặc trưng văn hóa và lối sống của dân tộc Tày thiết kế sử dụng những họa tiết thổ cẩm dân tộc, vật dụng sinh hoạt thường nhật và mượn vẻ đẹp duyên dáng của cô gái Tày để từ đó cách điệu đưa vào trong thiết kế đem đến một bản giao hưởng văn hóa truyền thống đậm chất Tày.
Hoa văn thổ cẩm của dân tộc tày cách điệu trên bề mặt của tủ lạnh, thiết kế sử dụng hình ảnh họa tiết ngôi sao 8 cánh với ý niệm tượng trưng cho văn hóa nhận diện người Tày, giúp nâng cao tính dân tộc và nét độc đáo của văn hóa Tày mà vẫn phù hợp, hài hòa với xu hướng hiện đại.
Sự tổng hòa giữa kết nối con người với con người, giữa giá trị tinh thần cũ–giá trị tinh thần mới
Vị trí bếp lửa được đặt tại trung tâm ngôi nhà kết hợp với không gian bếp mới được ứng dụng các họa tiết cách điệu, vật địa phương phù hợp nhu cầu sử dụng giúp cho không gian bếp không chỉ phục vụ sinh hoạt thường ngày mà còn là nơi gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
Người phụ nữ trong gia đình có vai trò quan trọng trong việc giữ lửa cho căn bếp cũng như việc chăm lo cho hạnh phúc gia đình luôn được thắm đượm, đầm ấm. Thiết kế đưa ra với mong muốn trân trọng, tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ dân tộc Tày.
Thiết kế không gian bếp đem đến một hơi thở mới trong bối cảnh hiện đại đồng thời vẫn mang theo những vẻ đẹp, giá trị truyền thống trong lối sống và văn hóa bếp lửa dân tộc Tày.
“Cái bếp vuông ngày đêm mong đỏ lửa
Cái kiềng tròn đợi nồi xuống, nồi lên
Vuông tròn là sự ấm êm no đủ ...
Quanh bếp lửa vuông là nếp nhà ăn ở ”
-Trích ""Bếp lửa nhà sàn"" thơ Mai Liễu."
1,137
Lửa Tày
Nhóm TAY
1,137
1,137
KITCHEN INSIGHT TOP 100
Nhóm TAY
THÔNG ĐIỆP THIẾT KẾ
BỘ SƯU TẬP CỔ ĐIỂN - TRUYỀN THỐNG