Đời sống của người Mường từ xưa đến nay gắn với chiếc gác bếp, không chỉ giúp nấu chín thức ăn mà còn là nơi sum vầy, nơi đi về, là nơi sưởi ấm và bảo vệ con người khỏi thú dữ. Người Mường tự hào rằng: “Bếp ở ngôi nhà sàn Mường là trung tâm để nuôi dưỡng, phát triển sự sống của chính dân tộc Mường”.
Thiết kế lấy cảm hứng từ căn bếp truyền thống của người Mường, kết hợp vật liệu hiện đại nhằm đáp ứng công năng sử dụng nhưng không đánh mất giá trị truyền thống.
Ở một xã hội truyền thống hay hiện đại, bếp là một phần không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà. Đối với người Mường, gác bếp là một phần đặc biệt quan trọng trong ngôi nhà sàn truyền thống. Đây được coi như “linh hồn” của nếp nhà, một không gian văn hóa đặc sắc cả về vật chất cũng như tinh thần được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Nhà sàn truyền thống của người Mường thường có hai bếp lửa đặt ở hai gian khác nhau: Bếp ở gian trong được gọi là bếp đàn bà, dùng để đun nấu thức ăn, nấu nướng chính; Bếp nhỏ hơn đặt ở gian ngồi ngoài cùng là bếp khách, người Mường gọi đó là bếp đàn ông, để đàn ông trong nhà ngồi ở đó tiếp khách.
Trên bếp lò chính ở gian trong, người ta làm một cái giá to và vững chắc (khưa) để sấy khô các lương thực, thực phẩm như: ngô giống lúa giống và sấy khô thịt trâu, bò. Trong những ngày đông giá rét, mâm cơm thường được dọn ngay cạnh bếp lửa ông bà con chấu cùng ngồi quây quần bên bếp lửa sưởi ấm, trò chuyện . Người Mường ít khi để bếp tắt, nếu không đun nấu thì sẽ ủ than dưới lớp tra, khi cần chỉ thổi lên là được và như vậy, bếp luôn có hơi ẩm. Ngọn lửa ấm áp của bếp nhà sản thể hiện nét sinh hoạt văn hoá đoàn kết, ấm cúng và thân thiện của bà con dân tộc Mường đã được lưu giữ qua bao thế hệ từ hàng trăm năm nay.
1,153
Hương Mường
Trần Thị Ly
1,153
1,153
KITCHEN INSIGHT TOP 100
Trần Thị Ly
THÔNG ĐIỆP THIẾT KẾ
BỘ SƯU TẬP CỔ ĐIỂN - TRUYỀN THỐNG