Không còn là công trình phụ trong một ngôi nhà nữa, khu vực bếp giờ đây là nơi kết nối các thành viên trong gia đình qua mỗi bữa cơm bên bàn ăn, là nơi giao lưu bạn bè, tiếp khách qua những buổi party hay thậm chí, chỉ là khoảng thời gian nhâm nhi thưởng thức rượu vang tại quầy bar tại nơi ấy. Là trái tim của ngôi nhà, thiết kế bếp vô cùng quan trọng, bởi lẽ trang thiết bị đa dạng, phức tạp cùng với các khu vực chế biến, lưu trữ phải được sắp xếp thành một tổng thể hợp lí về mặt thị giác cũng như công năng sử dụng.
Bếp trong ngôi nhà của người Việt có sự dịch chuyenr và phát triển từ thô sơ đến hiện đại, song song với sự phát triển các "công nghệ". Với phong cách luxury hiện đại, chỉ cần một cái chạm tay thì bêp có thể đóng mở chuyển biến khu vực nấu nướng thành một không gian sang trọng để tổ chức party.
Các thiết bị hiện đại như: lò nướng, lò vi sóng, máy pha cafe, tủ lạnh Panasonic,... được thiết kế gọn gàng với không gian mở, beeos không còn bị giới hạn bởi các bức tường kín, hay các hệ tủ mà có thể quan sát được các không gian lân cận như phòng ăn, phòng khách hoặc nhìn ra khu vườn bên ngoài để tăng khả năng tương tác của các thành viên trong gia đình, bạn bè và những người xung quanh. Lúc này người đứng bếp không còn là người chế biến thức ăn đơn thuần nữa mà sẽ trở thành một chuyên gia, làm chủ không gian bếp, để chế biến những món ăn đầy nghệ thuật.
"Tam giác công năng" chia beeos thành 3 bộ phận chính: tủ lạnh, chậu rửa và bếp nấu, tạo sự linh hoạt cho các hoạt động, quy trình trong căn bếp. Nếu nói bếp mang sứ mệnh kết nối thì nơi được nói đến ấy chính là đảo bếp. Thông qua các bước chuẩn bị, chế biến đồ ăn được các thành viên cùng nhau hỗ trợ sẽ hoàn toàn tạo được các cơ hội chia sẻ tình cảm, trách nhiệm trong gia đình. Hoặc thậm chí, những vị khách thân thiết của gia đình cũng có thể được đón tiếp ngay tại bếp với một vài ly rượu vang nơi đảo bếp ấy.
Không gian bếp là một hệ thống liên tục và phức tạp, để đơn giản hóa và tối ưu nhất chỉ là sự sắp xếp như thế nào mà còn là về màu sắc, vật liệu sử dụng cũng rất quan trọng. Tông màu đen chủ đại, điểm nhấn là màu đỏ đô và vật liệu là gỗ veneer sơn S8, vật liệu da cao cấp kết hợp chỉ đồng và đá granite đen tia chớp vàng, mang lại sự sang trọng cho căn bếp nhà bạn. Ở đây các cánh tủ không hề thấy tay nắm, nhưng thực tế là các tay nắm đã được giấu bằng cách tạo các khe nắm âm hoặc vát 45 độ, không những mang lại sự tinh tế cho căn bếp mà tránh được những va chạm khi di chuyển trong bếp. Khu vực beeos khá ẩm ướt và với khí hậu như Việt Nam các vật liệu gỗ thường rất dễ hư hỏng, các cánh tủ gỗ veneer đã được xử lí công nghiệp, sơn S8 để chịu được độ ẩm cao kết hợp viền chỉ đồng. Thêm 1 chiếc tủ lạnh Panasonic cánh màu đen bóng kếp hợp viền chỉ đồng, tạo nên một tổng thể ổn định, và chính "màu đen bóng và viền chỉ đồng" ấy chính là sự nổi bật của tủ lạnh trong không gian bếp này.
Có thể nói rằng từng centimet trong không gian bếp là một "bức tranh" nghệ thuật mang lại cảm hứng nấu ăn cho người nấu để mỗi lần bước chân vào bếp người nấu cảm thấy được tiếp thêm sức mạnh, động lực và tinh thần để mỗi bữa ăn là sự trao đi tình thương và nhận lại yêu thương. Và từ đây bếp chính là trái tim của ngôi nhà chúng ta.
1,193
Bếp
Phạm Thanh Vũ
1,193
1,193
KITCHEN INSIGHT TOP 100
Phạm Thanh Vũ
THÔNG ĐIỆP THIẾT KẾ
BỘ SƯU TẬP HIỆN ĐẠI - SANG TRỌNG