Đất không thể nặn thành bánh, Hmông không thể nhào thành người khác tộc” là thành ngữ khắc sâu vào xương tủy muôn thế hệ Hmông. Sự bảo thủ đó để giữ gìn tộc phong gia tục. Song dẫu sao, phàm là con người thì phải giao thoa, hội nhập. Ngày nay, xuất hiện vài ngôi nhà xây, nhà cao tầng nơi thị tứ hay phố xá của một số người có điều kiện thoát ly khỏi bản địa. Theo đó, bếp lửa đốt bằng củi thay bằng bếp gas, bếp điện từ, ngôn ngữ giao tiếp thường ngày theo người đa số trong địa vực. Bài toán mà tôi đặt ra là làm sao có thể dung hòa được yếu tố truyển thống với yếu tố hiện đại của cuộc sống ngày nay.
Với ý tưởng sử dụng một công trình có sẵn, một không gian đã tồn tại từ rất lâu trải qua bao nhiêu thế hệ. Tôi chọn “ Nhà của PAO ” là thử thách để tôi có thế sử dụng cải tạo không gian bếp.Nhà của PAO là một kiểu lối kiến trúc nhà trình tường của người Mông độc đáo, nguyên sơ ở nơi đây.
Nét kiến trúc độc đáo của người Mông thể hiện ngay từ cách xây dựng nhà cửa của họ. Không gạch, xi măng, hàng rào đá và nhà trình tường được dựng lên hoàn toàn từ đá núi và đất. Hàng rào đá được dựng lên từ những viên đá được bà con lượm nhặt rồi mang về xếp chồng lên nhau. Chẳng cần chất kết dính hay gọt dũa những vẫn có thể tạo nên một bức tường vững chãi, kiên cố. Tường rào đá cao khoảng nửa người, thường để phân tách đất nhà với vùng đất nương đồi phía ngoài.
Ngoài việc đồ cơm, nấu cám lợn, bếp lò còn sử dụng chưng cất rượu dự trữ cho lễ cưới gả, Tết nhất. Khi đang chưng cất rượu, người ta cũng cấm bang. Nếu có khách gần hay xa, thân tộc hay cùng họ thì gọi người nhà mang ra gộc củi đang đỏ lửa ra ngoài để bước qua là có thể vào trong nhà.Những đêm tước sợi lanh hay thêu may, mọi người quây quần bên bếp lửa nghe người già kể chuyện cổ tích, em trai học khèn, em gái tập thêu.
Bởi những yếu tố không thể thiếu đó tôi đã bố trí đầy đủ những nhân tố chính cần phải có trong 1 không gian bếp người Hmông. Bên cạnh đó là yếu tố mới hệ tủ bếp mà bất kì không gian bếp nào cũng cần phải có để đáp ứng nhu cầu sử dụng của cuộc sống hiện đại ngày nay.
Với ý tưởng từ chiếc chạn bát truyền thống của người Việt Nam, tôi sử dụng các hệ nan gỗ tạo thành các tầng để úp bát đĩa, vừa tạo sự hài hòa với không gian hiện hữu vừa đảm bảo được yếu tố vệ sinh ( thực trạng người Hmông hiện nay chưa bố trí nơi úp bát đĩa đảm bảo vệ sinh ) bên cạnh đó tôi sử dụng vật liệu tấm cót làm mặt cánh cho hệ tủ bếp. Kết hợp là bồn rửa bằng đá, những vật liệu thân thiện dễ tìm và dễ làm ở vùng núi phía Bắc.
Điều đặc biệt trong không gian bếp này đó là tôi bố trí bếp gas nhưng không sử dụng máy hút mùi. Thứ không thể thiếu trong một căn bếp hiện đại. Theo quan điểm của tôi, và với lối sống của người dân tộc Hmông thì nó có lẽ là một “ cái thừa “ đối với một không gian sử dụng cả bếp lò và bếp củi. Bởi thực tế không phải lúc nào người dân cũng sử dụng hệ thống bếp gas mà đa số sẽ là sử dụng bếp củi. Thứ tôi muốn nói đến ở đây là 1 chiếc bếp mới không thể thay đổi được hoàn toàn lối sống của con người từ trước đến nay mà nó chỉ hỗ trợ và thay đổi những yếu tố thực sự cần thiết.
Trong không gian cải tạo này tôi có bố trí thêm tủ lạnh . Đây chính là yếu tố thực sự cần thiết mà tôi nhắc đến. Trong cuộc sống hiện nay thì chức năng của một chiếc tủ lạnh thì không thể chối cãi. Với ý tưởng từ chiếc tủ lạnh của Panasonic. Trong không gian kiến trúc Tây Bắc, tôi sử dụng tone màu xám ( màu xám của vách đá tai mèo nơi cao nguyên) kết hợp với điểm nhấn đó là họa tiết màu trắng của hoa Ban (loài hoa đặc trưng của vùng đất nơi đây) loài hoa thể hiện cho sự thanh cao, chân thành. Đồng thời còn thể hiện tình yêu son sắc, thủy chung và gắn bó keo sơn.
1,741
Bếp của Pao
Lê Minh Thắng
1,741
1,741
KITCHEN INSIGHT TOP 100
Lê Minh Thắng
THÔNG ĐIỆP THIẾT KẾ
BỘ SƯU TẬP CỔ ĐIỂN - TRUYỀN THỐNG