Có những người phải đi xa đã nói rằng, nơi họ nhớ nhất chính là căn bếp nhỏ bé mà ấm cúng trong nhà mình. Thật tuyệt vời biết bao nếu mỗi ngày mở cửa bước vào nhà đã nghe thấy tiếng mẹ đang xắt hành trên thớt, ngửi thấy mùi thức ăn quen thuộc chứa trong đó cả tình yêu thương vô bờ. Những âm thanh bình dị đó, cuộc sống ồn ào ngoài kia chẳng thể nào có được.
“Grandma’s kitchen in Moscow” lấy cảm hứng từ bài thiw “Bếp lửa” của Bằng Việt, là những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, trong đó gắn liền với căn bếp lửa chờn vờn sương sớm mà bà nhóm lên vào mỗi sớm mai. Đó là ngọn lửa của tình yêu thương, sự hi sinh luôn ủ sẵn trong lòng bà để làm sáng lên hy vọng, ý chí…..
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”
Khi lớn lên người cháu định cư ở nước ngoài và đã lập gia đình. Căn bếp hiện tại là không gian mà người chồng, người cha (chính là cháu năm xưa) muốn tái hiện lại hình ảnh quen thuộc về bếp lửa, về tình cảm chắt chiu của bà để thông qua đó, người con có thể cảm nhận được phần nào tình yêu thương, sự ấm cúng, gần gũi của bà và cũng là của gia đình, quê hương, đất nước….
“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?...”
Mặc dù ở xa quê hương nhưng căn bếp sẽ là nơi kết nối với quê hương. Căn bếp ngày nay đã hiện đại hơn với bàn ăn lớn, bàn bar, hệ tủ bếp,... nhưng vẫn sẽ mang chút hơi thở của bếp Việt xưa, có thúng, mẹt, rổ, có chum, vại, có cả bếp than, bếp củi,...
Như vậy, “Grandma’s kitchen in Moscow” không chỉ là thông điệp người cha gửi cho người con mà còn là thông điệp gửi cho các thế hệ sau rằng cần phải nhớ về cội nguồn, nhớ về những nơi đã sinh ra ta khôn lớn để giúp cho cuộc sống của chúng ta trở nên ý nghĩa hơn.
1,050
Bếp của bà ở Mát-xcơ-va
Nhóm Ba Tư
1,050
1,050
KITCHEN INSIGHT TOP 100
Nhóm Ba Tư
THÔNG ĐIỆP THIẾT KẾ
BỘ SƯU TẬP CỔ ĐIỂN - TRUYỀN THỐNG