facebook panasonic
21 Nguyên Lý Thiết Kế Nhà Bếp Hiệu Quả Tối Ưu Cần Ghi Nhớ

21 Nguyên Lý Thiết Kế Nhà Bếp Hiệu Quả Tối Ưu Cần Ghi Nhớ

Nắm được những nguyên lý thiết kế nhà bếp dưới đây sẽ là bí quyết giúp bạn tối ưu không gian và tăng tính thẩm mỹ cho không gian nấu nướng.

Giống như phòng khách, không gian bếp cũng là một trong những khu vực quan trọng nhất của ngôi nhà. Nơi đây sẽ là “sân khấu” để chị em trổ tài nấu nướng hàng ngày, đồng thời là nơi vun đắp hạnh phúc gia đình. Chính vì vậy, cần có sự bố trí công năng sử dụng khoa học nhằm đảm bảo an toàn, sự ấm cúng và thuận tiện khi sinh hoạt nhất. 21 nguyên lý thiết kế nhà bếp dưới đây sẽ là “chìa khóa vàng” giúp bạn giải quyết những tiêu chí trên.

Bố trí các phụ kiện, thiết bị chính cho tủ bếp

Nguyên lý thiết kế nhà bếp đầu tiên mà chúng tôi muốn chia sẻ đó là cách bố trí phụ kiện, thiết bị tủ bếp sao cho thật hợp lý, tối ưu công năng sử dụng nhất. Nhiều người cho rằng, càng sử dụng nhiều thiết bị và phụ kiện tủ bếp sẽ càng tăng sự tiện nghi, hiện đại. Tuy nhiên, hậu quả của việc lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra cảm giác chật chội, rối mắt. Chính vì vậy, bạn hãy tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng các thiết bị sao cho phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng và không gian sẵn có của phòng bếp.

image 2022-06-28-09-21-24-82

Mẫu bếp chữ L có bố cục hài hòa, thiết bị chính và phụ kiện của tủ bếp được sắp xếp đảm bảo thuận tiện khi nấu nướng

 

Một số thiết bị bếp cơ bản mà bạn cần sử dụng như:

    • Chậu - vòi rửa bát: Thiết bị này cần được đặt ở trung tâm phòng bếp, thường được gắn âm bàn với tủ bếp dưới và đảm bảo quan sát được không gian xung quanh.
    • Tủ lạnh: Cần đặt tủ lạnh ở vị trí không bị vướng mắc với không gian xung quanh khi đóng/mở. Cân nhắc bố trí tủ lạnh ở hướng Bắc để đảm bảo tính phong thủy.
    • Bếp nấu: Thiết bị này thường được đặt bên cạnh chậu rửa bát đảm bảo thuận tay người dùng nhất. Thông thường, bếp nấu cần phải được bố trí ở nơi kín gió, xa cửa sổ để tránh luồng khí gây tắt lửa bếp. Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết kế thêm hệ thống hút mùi phía trên bếp nấu để tránh ám mùi sang những khu vực xung quanh.
    • Lò nướng, lò vi sóng: Hai thiết bị này thường được đặt gần nhau ở phía sâu bên trong tủ bếp. Hướng thích hợp để đặt là hướng Nam - hướng sinh nhiệt.

Ngoài ra, bạn cũng cần nắm được cách bố trí một số phụ kiện tủ bếp cần thiết như:

    • Giá xoong nồi: Thường đặt trong khoang tủ bếp dưới để tiện thao tác lấy đồ dùng. Đi kèm với giá xoong nồi luôn có khay hứng nước đảm bảo khoang tủ bếp luôn khô ráo, sạch sẽ.
    • Giá để bát, đĩa: Phụ kiện này thường được bố trí phía trên chậu rửa bát và không cần khay hứng. Cách sắp xếp như vậy để giúp gia chủ sau khi rửa bát xong toàn bộ nước sẽ chảy xuống chậu rửa, đảm bảo luôn khô thoáng.
    • Giá dao thớt: Phụ kiện này thường được lắp trong khoang gần chậu rửa để tiện cho việc sơ chế thực phẩm.
    • Giá lọ gia vị: Thường được lắp đặt gần bếp nấu để thao tác nhanh chóng, thuận tiện hơn.
    • Phụ kiện tủ góc: Thường có dạng chữ L hoặc chữ U nhằm giải quyết những góc chết không thể mở rộng trong tủ bếp. Ngoài ra còn có những chiếc mâm xoay ½, mâm xoay ¾, hình lá là những phụ kiện góc tủ phổ biến.

 

>>Xem thêm: Tìm hiểu các mẫu nhà bếp gọn gàng sạch sẽ được yêu thích

Kích thước tủ bếp

image 2022-06-28-09-29-05-62Tủ bếp dạng treo kịch trần có chiều cao phù hợp với tổng diện tích phòng bếp.

 

Kích thước tủ bếp có ảnh hưởng rất lớn tới tính thẩm mỹ và công năng sử dụng. Ngoài ra, việc thiết kế kích thước tủ bếp phù hợp sẽ giúp việc thi công, lắp đặt diễn ra nhanh chóng hơn. Từ đó đảm bảo tuổi thọ, việc bảo trì, sửa chữa cũng dễ dàng. Tủ bếp tiêu chuẩn cần được thiết kế với các thông số sau:

    • Tổng chiều cao tủ bếp (gồm phào trang trí); 2,2m - 2.25m
    • Chiều cao tủ bếp trên: 0.8m, sâu 0.35m
    • Chiều cao tủ bếp dưới: 0.81m đến 0.86m, sâu 0.55m – 0.60m. Khoảng cách bàn đá tủ bếp dưới tới mặt đáy tủ bếp khoảng 0.60m đến 0.65m.

Chất liệu tủ bếp

Nguyên tắc khi thiết kế nhà bếp đó là lựa chọn chất liệu phù hợp với phong cách chủ đạo, sở thích và điều kiện tinh tế của gia chủ. Hiện nay, chất liệu gỗ công nghiệp MDF lõi chống ẩm hay gỗ MFC phủ melamine được ưa chuộng hơn cả bởi tính thẩm mỹ và giá thành phải chăng của chúng.

Màu sắc tủ bếp

image 2022-06-28-09-31-34-43
Tủ bếp chữ I có màu sắc tương phản với màu sơn tường và nội thất tạo nên điểm nhấn ấn tượng, thu hút

 

Khi lựa chọn màu sắc cho tủ bếp, bạn cần lưu ý đến phong cách chủ đạo và không gian phòng bếp. Nếu phòng bếp có diện tích nhỏ, hãy ưu tiên chọn tủ bếp có gam màu sáng để tạo không gian sáng sủa, ưa nhìn. Tránh sử dụng quá nhiều màu nổi bật hoặc tông màu tối sẽ gây cảm giác chật chội, bí bách. Còn nếu phòng bếp rộng rãi thì có thể tùy thích chọn lựa, miễn là mang đến tổng thể hài hòa và đẹp mắt.

Các nguyên tắc khi chọn lựa màu sắc tủ bếp như sau:

    • Màu tủ bếp cùng tông màu với tường, nội thất khác sẽ giúp không gian trở nên hài hòa, tinh tế.
    • Màu tủ bếp đối lập với màu tường và các đồ dùng khác sẽ là điểm nhấn ấn tượng cho không gian.
    • Chọn màu tủ bếp phù hợp với mệnh của gia chủ để mang tới tài lộc, may mắn.

Nguyên tắc chọn vị trí tủ bếp

image 2022-06-28-09-33-37-55
Kiểu tủ bếp chữ L bằng gỗ sồi Mỹ đặt hướng vuông góc với cửa nhà

 

Nguyên lý thiết kế nhà bếp tiếp theo mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đó là vị trí đặt tủ bếp. Xét về phong thủy, bạn có thể đặt tủ bếp cùng hướng hoặc vuông góc với cửa nhà, lưng bếp đưa về hướng cửa để tránh tình trạng mở cửa ra là thấy bếp. Nếu bếp được thiết kế từ trước không thể thay đổi hướng, bạn có thể sử dụng rèm cửa, vách ngăn hoặc bình phong nhằm ngăn chặn các nguồn khí xấu từ cửa đi vào bếp nấu.

Ngoài ra, không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào tủ bếp sẽ ảnh hưởng đến độ bền và tính thẩm mỹ của tủ bếp.

 

>>Xem thêm: Tổng hợp các mẫu thiết kế nhà bếp đẹp rẻ được ưa chuộng

Thuộc lòng nguyên tắc tam giác trong bếp

image 2022-06-28-09-34-11-87Minh họa nguyên tắc tam giác trong phòng bếp

 

Theo đó, 3 điểm quan trọng nhất trong căn bếp là tủ lạnh, bếp nấu và bồn rửa bát. Những điểm này cần được bố trí theo hình tam giác để thuận tiện hơn khi thao tác, hạn chế đi lại. Nếu bạn là người thuận tay phải, hãy bố trí theo thứ tự từ trái sang phải bao gồm: bồn rửa, bàn chế biến, bếp nấu. Nếu thuận tay trái, hãy sắp xếp ngược lại.

Cách bố trí khu vực sơ chế trong phòng bếp

image 2022-06-28-09-34-35-78Khu vực sơ chế được đặt tại vị trí đảm bảo thuận tiện nhất khi sinh hoạt

 

Khu vực sơ chế trong phòng bếp cần được cung cấp nguồn nước sạch để vệ sinh và nguồn nước nấu ăn đầy đủ. Khu vực này cần đảm bảo sự thuận tiện khi lấy đồ đạc, sơ chế. Ví dụ như bạn có thể đặt chúng gần tủ lạnh, tủ trữ đông, giá kê dao thớt, chậu rửa, thùng rác,...

Hệ thống thông gió, hút mùi cho khu vực bếp nấu

image 2022-06-28-09-36-19-50Hệ thống hút mùi cách bếp nấu khoảng cách 1,1m

 

Hệ thống thông gió cho khu vực bếp nấu thường bao gồm:

    • Quạt hút gió thải, cấp gió tươi
    • Chụp hút mùi
    • Hệ thống đường ống gió tươi, gió thải
    • Phụ kiện đường ống gió: van một chiều, van chặn lửa.

Theo đó, hệ thống hút mùi cần được bố trí trên bếp nấu với khoảng cách từ 1,1m - 1,2m vừa đảm bảo hiệu quả sử dụng, vừa hợp phong thủy.

Bố trí ổ điện cho phòng bếp

Phòng bếp là nơi cần sử dụng nhiều ổ cắm điện nhất do có nhiều thiết bị điện như tủ lạnh, máy hút mùi, lò vi sóng, lò nước, điều hòa, quạt, máy rửa bát,...Tuy nhiên, chính bởi cần nhiều ổ điện mà gia chủ cần tính toán, sắp xếp sao cho hợp lý và an toàn.

    • Đối với thiết bị điện sử dụng liên tục thì cần ít nhất 5 ổ cắm.
    • Bố trí ổ điện phía sau chung cho tủ lạnh và lò vi sóng trong trường hợp 2 thiết bị này được sắp xếp gần nhau.
    • Sử dụng ổ điện riêng và đường nối dây điện riêng đối với bếp điện.
    • Ổ cắm điện trong phòng bếp cần cách bếp nấu ít nhất 50cm và cách mặt sàn ít nhất 130cm.

Nguyên tắc bố trí bàn ăn trong nhà bếp

image 2022-06-28-09-38-36-74Bàn ăn bằng ghế đệm bọc nỉ được bố trí trung tâm phòng bếp

 

Bàn ăn là một phần không thể thiếu trong phòng bếp. Nơi đây sẽ là khu vực để gia đình sum họp bên mâm cơm sau một ngày dài làm việc bên ngoài. Nhằm đảm bảo thuận tiện di chuyển, sinh hoạt và yếu tố phong thủy, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc bố trí bàn ăn như sau:

    • Chọn lựa kích thước bàn ăn và số ghế ngồi phù hợp với số lượng thành viên trong gia đình và diện tích nhà bếp.
    • Chọn lựa chất liệu có độ bền bỉ và chất liệu đảm bảo sử dụng lâu dài. Thông thường, người ta thường chọn bàn ăn bằng chất liệu gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp cao cấp.
    • Bàn ăn thường đặt tại trung tâm nhà bếp, chừa lại một khoảng rộng với bếp nấu để lấy lối đi di chuyển thoải mái.
    • Không đặt bàn ăn đối diện cửa ra vào. Không kê bàn ăn đối diện nhà vệ sinh
    • Không đặt bàn ăn gần khu vực thờ cúng
    • Không đặt bàn ăn dưới xà ngang, xà nhà sẽ gây áp lực cho người ngồi
    • Bố trí bàn ăn theo mệnh hợp gia chủ

Nguyên tắc thiết kế lối đi lại trong nhà bếp

Chiều rộng của lối đi trong bếp tối thiểu là 90cm. Cụ thể, nếu các lối đi vuông góc với nhau thì chiều rộng ít nhất là 105cm. Nếu lối đi kết hợp là lối đi làm việc thì chiều rộng tối thiểu là 120cm.

Chọn vật liệu vừa đảm bảo thẩm mỹ, vừa dễ dàng vệ sinh

image 2022-06-28-09-40-37-53Bề mặt bàn đảo bếp sử dụng chất liệu đá granite sang trọng, hiện đại

 

Một gợi ý cho bạn là hãy chọn gạch ốp tường ốp kính màu trơn bóng và mặt bàn bếp sử dụng gạch đá tự nhiên, chống nhiệt. Những chất liệu này vừa tạo điểm nhấn cho không gian, vừa giúp việc vệ sinh, lau chùi dễ dàng hơn.

Nguyên lý thiết kế nhà bếp: “An toàn là trên hết”

Bếp là khu vực thường xuyên phải sử dụng lửa để nấu nướng. Chính vì vậy, bạn cần để các vật dụng như khăn lau, rèm,...tránh xa bếp để tránh hỏa hoạn. Hoặc nếu sử dụng bếp điện, hãy chú ý thiết kế chậu rửa cách xa khu vực bếp nấu để tránh tình trạng giật điện nguy hiểm có thể xảy ra.

Nếu nhà có trẻ em, cần sắp xếp các thiết bị như lò nướng, lò vi sóng, máy rửa bát, dao kéo, chất tẩy rửa trên cao tối thiểu 1m để tránh trẻ chạm tay vào bếp hoặc mở lò khi còn nóng.

Tính toán, lên kế hoạch mua nội thất phù hợp ngân sách

Một nguyên tắc quan trọng khi thiết kế nhà bếp đó là không nên ham rẻ mà chọn mua nội thất kém chất lượng. Hãy đầu tư cho những món đồ có chất liệu bền bỉ, thông minh và quan trọng phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia đình. Ngoài ra, hãy đo đạc cẩn thận để tính toán chính xác kích thước khi lắp đặt. Bởi lẽ, chi phí bỏ ra để bảo trì, sửa chữa, thay thế sau này không hề nhỏ.

Hệ thống đèn chiếu sáng

image 2022-06-28-09-41-48-20Đèn chiếu sáng được bố trí riêng cho từng khu vực

 

Ánh sáng là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ không gian nào, phòng bếp cũng vậy. Theo đó, hãy thiết kế hệ thống cửa sổ lớn trong khu vực bếp, đồng thời là hệ thống đèn chiếu sáng cho toàn bộ không gian. Ngoài ra, hãy thiết kế thêm đèn riêng cho từng khu vực nhỏ để đảm bảo thao tác chính xác nhất.

 

Trên đây là các nguyên lý thiết kế nhà bếp mà Kitchen Insight muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp tới bạn những thông tin hữu ích.

ĐIỀN THÔNG TIN

Bạn là cá nhân hay đơn vị?
Cá nhân Đơn vị
Bạn đăng ký theo hình thức?
Cá nhân Nhóm

ĐĂNG KÝ THÀNH CÔNG

Bạn đã đăng ký thành công. Vui lòng tải thể lệ cuộc thi tại đây.

ĐÃ GỬI !

Cảm ơn bạn đã liên hệ cho chúng tôi! Thông tin liên hệ của bạn đã được gửi đi thành công.